Mô hình kinh doanh homestay là loại hình kinh doanh dịch vụ lưu trú phổ biến được nhiều người lựa chọn khởi nghiệp tại nước ta trong vài năm trở lại đây. Cùng phuocthinhland.com tìm hiểu chi tiết về ý tưởng kinh doanh homestay hiện nay và các lập kế hoạch kinh doanh từ A đến Z hiệu quả nhất cho người mới bắt đầu để kinh doanh thuận lợi nhé!
Thị trường kinh doanh homestay hiện nay
Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch nội địa đã kéo theo cơ hội để phát triển nhiều loại hình dịch vụ đi kèm, trong đó có các cơ sở lưu trú. Bên cạnh nhà nghỉ, khách sạn thì homestay là hình thức lưu trú mới mẻ và khá độc đáo, được nhiều khách du lịch, đặc biệt là các bạn trẻ lựa chọn để nghỉ ngơi, thư giãn trong chuyến đi du lịch và khám phá của mình bởi không gian sống độc đáo và tiện lợi.
Để có thể kinh doanh mô hình homestay thì các bạn cần phải có ý tưởng cụ thể cùng một kế hoạch thật chi tiết để có thể bắt đầu hiệu quả. Việc lên kế hoạch kinh doanh homestay sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian, công sức và chi phí cũng như tăng sự thành công và giảm đi những rủi ro không cần thiết.
Du khách lưu trú tại homestay sẽ có một không gian sống thoải mái và ấm cúng như ở nhà so với lưu trú tại khách sạn hay nhà nghỉ. Ý tưởng kinh doanh homestay là lựa chọn đầu tư của nhiều cá nhân, các gia đình có nhà nằm trong khu vực có tiềm năng phát triển du lịch hoặc đầu tư xây dựng để thu lợi nhuận từ loại hình này.
Từ A đến Z về mô hình kinh doanh homestay
Homestay gắn liền với những khu vực có tiềm năng phát triển du lịch
Việt Nam sở hữu ưu thế là rừng vàng, biển bạc, hàng năm thu hút đông lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan và nghỉ dưỡng. Chính điều đó đã tạo điều kiện cho ngành du lịch ngày càng phát triển đi kèm với nhiều loại hình dịch vụ ăn uống, vui chơi và lưu trú tăng cao.
Trong đó, homestay là loại hình lưu trú đang rất được nhiều người ưa chuộng lựa chọn vì sự mới mẻ, tiện lợi và độc đáo. Lưu trú tại homestay, du khách được sống trong không gian nhà cửa của dân địa phương, là cơ hội để trải nghiệm cuộc sống thực tế của dân bản địa. Đặc biệt, lưu trú tại homestay du khách sẽ tiện lợi hơn khi di chuyển đến các địa điểm tham quan cũng như có không gian nghỉ ngơi thoải mái, thú vị và ấm cùng với mức giá phải chăng.
Có thể thấy, tiềm năng từ kinh doanh homestay là rất lớn. Đầu tư vào mô hình kinh doanh homestay sẽ là một hình thức tiềm năng đối với các gia đình, cá nhân có nhà tại khu vực phát triển du lịch.
Để đầu tư kinh doanh homestay cần phải có kế hoạch thực hiện và quản lý hợp lý
Dù bạn có ưu thế có nhà tại khu du lịch hay tại khu vực có tiềm năng phát triển du lịch những chỉ đầu tư tự phát mà không có kế hoạch thực hiện chi tiết thì sẽ có rất nhiều rủi ro cản trở. Chính vì thế, những người mới bắt đầu kinh doanh homestay cần phải có ý tưởng và lập kế hoạch chi tiết để có thể tiết kiệm chi phí và thời gian, từ đó đầu tư hiệu quả cũng như hạn chế rủi ro.
Thực tế, hiện nay hình thức lưu trú homestay đang phát triển rộng rãi với số lượng ngày càng tăng. Nếu lúc trước, homestay chỉ phát triển được ở các khu vực phát triển du lịch thì hiện tại, hầu như các thành phố lớn đều có thể phát triển hình thức lưu trú homestay, thu hút đông đảo người trẻ, các bạn trẻ lựa thuê ở lâu dài.
Homestay ở các thành phố lớn được ví như ký túc giá cao cấp có đầy đủ tiện nghi như điều hòa, máy giặt, tủ lạnh, thiết bị bếp núc… đảm bảo điều kiện sống hàng ngày của người thuê.
Lựa chọn kinh doanh homestay đang là một cánh cửa tiềm năng dành cho các bạn trẻ, các nhà đầu tư đang khao khát khởi nghiệp hiện nay.
Kinh nghiệm kinh doanh homestay – Lập kế hoạch kinh doanh từ A đến Z cho người mới bắt đầu
Để có thể khởi nghiệp thành công bằng việc kinh doanh homestay, các nhà đầu tư cần phải nghiên cứu và lập chi tiết kế hoạch để thực hiện, hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra. Cụ thể các bước để lập kế hoạch kinh doanh hình thức homestay như sau:
Đâu tiên, chuẩn bị vốn
Việc đầu tiên trong việc lập kế hoạch kinh doanh homestay chi tiết và hiệu quả chính là chuẩn bị vốn để bắt đầu kinh doanh. Để đảm bảo kinh doanh đúng hướng, thực hiện đúng kế hoạch đã vạch ra bạn cần phải có nguồn vốn kinh doanh đáp ứng đủ cho mô hình đầu tư.
Nguồn vốn đó không nhất thiết phải là từ chủ đầu tư mà có thể huy động bằng cách góp vốn chung hay vay vốn từ ngân hàng.
Thứ hai, xác định đối tượng khách hàng cần hướng tới, khách hàng tiềm năng
Bước thứ 2 khi lập kế hoạch kinh doanh hình thức homestay, bạn cần phải khoanh vùng được nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng nhất. Để bước này hiệu quả bạn cần khoanh vùng và chia nhóm khách hàng dựa trên các tiêu chí như độ tuổi, nhu cầu, khả năng chi trả, tính cách… Sau đó, đánh giá khả năng và mức độ quan tâm của nhóm đối tượng khách hàng đối với hình thức lưu trú homestay.
Đa phần nhóm khách hàng tiềm năng cho loại hình lưu trú homestay là các bạn trẻ trong độ tuổi khoảng từ 18 tuổi đến 30 tuổi. Là nhóm đối tượng thích trải nghiệm thực tế mới mẻ, ưa thích hoạt động khám phá và mạo hiểm.
Thứ ba, tìm kiếm địa điểm tiềm năng để xây dựng homestay
Vị trí tiềm năng là yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công hàng đầu trong việc kinh doanh homestay, thu hút du khách. Mô hình này xuất hiện khắp cả nước nhưng chỉ có một số khu vực là phát triển mạnh và được nhiều người sử dụng lưu trú.
Các địa điểm tiềm năng để xây dựng và mở homestay có thể kể đến như các tỉnh miền Tây Nam Bộ, Tây Bắc hoặc các địa điểm khai phá du lịch mới mẻ. Hoặc các khu vực vốn nổi tiếng hàng năm đông lượt khách du lịch như Sapa, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Ninh, Nha Trang…
Nên chọn mở homestay tại các địa điểm có không gian thoáng đãng, không khí trong lành và đặc biệt là phong cảnh đẹp.
Thứ tư, chú trọng đến khâu thiết kế nội thất
Nội thất homestay rất quan trọng, nó quyết định đến việc thu hút nhiều lượt khách đến sinh sống, nghỉ dưỡng. Đây cũng là yếu tố để cạnh tranh giữa các homestay với nhau tại cùng một địa điểm du lịch.
Việc thiết kế nội thất homestay nên chia nhiều phòng ốc và thiết kế mỗi phòng theo một phong cách riêng để thu hút được nhiều nhóm du khách khác nhau.
Thứ năm, chú trọng đào tạo nhân viên
Mở homestay không đơn giản chỉ là xây dựng lên và cho thuê mà còn cần chú trọng đến khâu phục vụ. Vì thế, đào tạo nhân viên rất quan trọng, ưu tiên chọn những người trẻ, hoạt bát, thân thiện và giỏi giao tiếp, chăm sóc khách hàng.
Cuối cùng chính là triển khai marketing cho homestay
Để đạt được sự thành công khi đầu tư kinh doanh homestay thì bạn cần phải quảng bá hình ảnh homestay đến với đông đảo người dùng. Vì thế, marketing là giải pháp để tiếp cận nhóm khách hàng tiềm năng đến với homestay.
Kinh doanh homestay là mảnh đất đầy tiềm năng ở Việt Nam, đã có nhiều chủ đầu tư gặt hái được thành công với mô hình kinh doanh homestay. Nếu bạn đang cần tìm kiếm địa điểm thích hợp để mở homestay, kinh doanh homestay thì đừng quên truy vào phuocthinhland.com nhé. Chúc bạn thành công!