Đất là một trong những loại hình bất động sản chính và có giá trị cao tại Việt Nam. Với những người đang tìm hiểu và có ý định đầu tư vào lĩnh vực này thì việc nắm được các loại đất ở Việt Nam là điều cần thiết. Vậy có bao nhiêu loại đất? Phân loại đất ở Việt Nam ra sao? Để hiểu rõ hơn hãy cùng Phước Thịnh Land tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!
Phân loại các loại đất chính ở Việt Nam theo Luật Đất đai
Phân loại các loại đất ở Việt Nam dựa trên mục đích sử dụng theo quy định của Chính phủ được chia thành 3 loại chính là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa qua sử dụng. Trong đó, mỗi loại đất lại tiếp tục được chia nhỏ thành nhiều loại đất khác nhau.
Dưới đây là tên các loại đất ở Việt Nam và định nghĩa đối với từng loại theo quy định của Nhà nước trong Luật Đất đai hiện hành:
Đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là loại đất được Nhà nước giao chứng nhận sử dụng cho người dân với mục đích phục vụ nhu cầu trồng trọt, chăn nuôi, phát triển rừng về lâm nghiệp, nông nghiệp, làm muối, bảo vệ rừng, nuôi trồng thủy hải sản.
Cụ thể đất nông nghiệp được phân loại thành các loại sau:
- Đất trồng cây ngắn ngày như bắp, lúa, đậu,…; đất trồng cỏ dùng cho chăn nuôi; đất sử dụng trồng các loại cây hàng năm khác;
- Đất sử dụng trồng cây công nghiệp, cây lâu năm;
- Đất rừng sản xuất (trồng các loại gỗ khai thác);
- Đất rừng phòng hộ;
- Đất làm muối;
- Đất rừng đặc dụng;
- Đất rừng nuôi trồng thủy hải sản;
- Đất nông nghiệp khác theo quy định trong Luật Đất đai.
Đất phi nông nghiệp
Đất phi nông nghiệp là loại đất được sử dụng với mục đích khác ngoài nông nghiệp; không nằm trong nhóm đất trồng trọt, chăn nuôi, làm vườn,… Đất phi nông nghiệp được phân loại thành các loại sau:
- Đất phi nông nghiệp ở nông thôn, đất ở đô thị;
- Đất sử dụng để xây dựng trụ sở giao dịch hành chính, đất xây dựng công trình sự nghiệp;
- Đất sử dụng cho mục đích an ninh quốc phòng;
- Đất công nghiệp (hay đất sử dụng cho mục đích kinh doanh, sản xuất phi nông nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng nhà máy sản xuất, kinh doanh; đất dùng cho các hoạt động khai thác các loại khoáng sản; đất dùng làm nơi sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, làm gốm;
- Đất dùng cho các công trình xây dựng gồm đất xây dựng các công trình giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa; đất làm đường giao thông, thủy lợi; đất xây dựng các trung tâm thể dục thể thao phục vụ công cộng; đất sử dụng cho việc bảo tồn các di tích, di sản văn hóa, các danh lam thắng cảnh; đất sử dụng cho các công trình công cộng khác tuân theo quy định của Chính phủ;
- Đất xây dựng các công trình, cơ sở tôn giáo sử dụng;
- Đất xây đình chùa, miếu đền, am, nhà thờ họ, từ đường,…;
- Đất sử dụng làm nơi chôn cất người đã khuất (nghĩa trang, nghĩa địa);
- Đất sông ngòi, đồi núi, kênh rạch, suối, mặt nước,…;
- Các loại đất phi nông nghiệp khác theo quy định Chính phủ trong Luật Đất đai.
Nhóm đất chưa sử dụng
Ngoài hai nhóm đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp, nhóm đất còn lại là đất chưa sử dụng. Đây là nhóm đất chưa xác định cụ thể chức năng, mục đích sử dụng như đất đồi núi chưa sử dụng, đất đồng bằng chưa sử dụng, đất núi đá chưa sử dụng.
Trên đây là cách phân loại đất theo mục đích sử dụng theo quy định của Chính phủ trong bộ Luật Đất đai Việt Nam hiện hành. Ngoài ra đất còn được phân loại theo cách khác trong lĩnh vực bất động sản.
Phân loại đất ở Việt Nam trong lĩnh vực bất động sản
Trong lĩnh vực bất động sản, để có thể đầu tư sinh lời đối với loại hình đất nói chung bắt buộc bạn phải kiến thức cơ bản về các loại đất cũng như mục đích sử dụng, khả năng chuyển đổi mục đích sử dụng. Cụ thể tên các loại đất ở Việt Nam trong lĩnh vực bất động sản là:
Đất nền dự án
Đất nền dự án là đất được quy hoạch theo dự án và chuẩn bị thi công xây dựng các công trình nhà ở, biệt thự, nhà phố,… Nói một cách dễ hiểu, loại đất này có sự can thiệp từ con người để rào chắn, xây dựng bảo vệ khỏi sự xâm phạm từ mọi người xung quanh.
Đất nền dự án có tính pháp rõ ràng, đảm bảo quyền sử dụng đất của một người giúp cho việc thi công, xây dựng diễn ra thuận lợi. Đất nền dự án có đặc điểm như sau:
- Vị trí, khu vực: Khu đất nền dự án thường có hệ thống giao thông thuận lợi, thích hợp xây dựng công trình nhà ở hoặc kinh doanh.
- Tính pháp lý: Để trở thành đất nền dự án tức mảnh đất đã nằm trong quy hoạch của Nhà nước và có giấy tờ pháp lý rõ ràng.
- Mục đích sử dụng: Xây dựng các khu dân cư, chung cư, khu sinh thái, các tòa nhà cao tầng, nhà xưởng, khu công nghiệp,…
Đất thổ cư
Đất thổ cư là khu đất thuộc nhóm vào đất phi nông nghiệp, được cấp phép để thi công xây dựng nhà ở cho các hộ dân hoặc công trình công cộng phúc lợi xã hội.
Không có loại đất nào được gọi là đất thổ cư trong Luật Đất đai. Đất thổ cư các người dân sử dụng để gọi cho loại đất dùng để ở, bao gồm đất ở ở tại nông thôn và đất ở tại thành thị, thành phố. Nói một cách dễ hiểu thì đất thổ cư không phải là loại đất được quy định bởi pháp luật, nhà nước mà là cách gọi của người dân.
Đất công nghiệp hay đất khu công nghiệp
Đất công nghiệp là khu đất được sử dụng với mục đích xây dựng các khu chế xuất, các cụm khu công nghiệp, các xí nghiệp, nhà máy sản xuất kinh doanh tập trung,… Do tính chất đặc biệt nên loại đất công nghiệp được Nhà nước quản lý chặt chẽ. Nên nếu có ý định đầu tư vào loại hình đất công nghiệp, nhà đầu tư cần tìm hiểu rõ về các chế tài cũng như cách chuyển đổi từ đất công nghiệp thành đất đất ở.
Khu đất công nghiệp thường có diện tích lớn, được quy hoạch và phê duyệt của Nhà nước, cách xa khu đô thị, khu dân cư. Đây là một loại hình đất nền được nhiều nhà đầu tư lựa chọn.
Thời gian vừa qua, đất công nghiệp sử dụng trái phép xây dựng công trình nhà ở ngày càng nhiều do sự khan hiếm của quỹ đất nhà ở. Tuy nhiên, đây là việc làm vi phạm phạm pháp luật, các cá nhân hay tổ chức đều không có quyền tự do chuyển đổi đất công nghiệp thành đất nền xây dựng nhà ở.
Đất khu công nghiệp chỉ có thể chuyển đổi thành đất ở khi được xét duyệt trong tình hình phù hợp với quy hoạch đất sử dụng ở địa phương, quy định cụ thể trong nghị định 82/2018/NĐ- CP của Chính phủ.
Đất nông nghiệp
Như đã trình bày ở phần trên, đất nông nghiệp là dựa vào cách phân loại mục đích sử dụng đất của Chính phủ. Đất nông nghiệp là loại đất được nhà nước cấp phép để canh tác trong lĩnh vực nông nghiệp như trồng lúa, trồng cây ngắn ngày, trồng cây ăn quả, chăn nuôi, làm muối, nuôi trồng thủy hải sản,…
Đất nông nghiệp có thể chuyển đổi thành đất ở, tuy nhiên cần căn cứ vào điều kiện thực tế phù hợp với quỹ đất và quy hoạch cụ thể của từng địa phương. Đầu tư vào loại hình đất nông nghiệp là một hình thức đầu tư bất động sản sinh lời cao, tuy nhiên cần thời gian dài. Các nhà đầu tư cần nghiên cứu kỹ vị trí, khu dân cư xung quanh, tiện ích, khả năng chuyển đổi, hồ sơ giấy tờ…
Đầu tư “mạo hiểm” thì mới có thể sinh lợi nhuận, tuy nhiên, đầu tư vào đất nông nghiệp là “đại mạo hiểm” bởi nếu không tìm hiểu kỹ rất dễ bị lừa đảo. Do đó, kiểm tra hồ sơ pháp lý, giấy chứng nhận sử dụng, mục đích sử dụng đất, thông tin chủ đất… là rất quan trọng.
Trên đây là thông tin các loại đất ở Việt Nam cũng như căn cứ để phân loại các loại đất cụ thể mà Phước Thịnh Land đã tổng hợp và chia sẻ tới bạn. Hy vọng qua đây, bạn đã nắm được có bao nhiêu loại đất và đặc điểm của từng loại để có phương án đầu tư, sử dụng hiệu quả nhất. Ngoài ra, đừng quên truy cập website: Phuocthinhland.com để tìm hiểu thêm các thông tin thị trường mua bán, trao đổi đất tại khu vực bạn quan tâm nhé. Chúc bạn thành công!